Bàn họp là thứ không thể thiếu trong nội bộ một công ty. Tuy nhiên, những mẫu bàn họp thông dụng ngày nay thiết kế quá ít chỗ ngồi, không đủ chỗ cho những người trong cuộc họp. Đó chính là lý do mà bàn họp dài ra đời. Hãy cùng tìm hiểu về bàn họp dài thông qua bài viết sau.
Bàn họp dài được thiết kế cho người ngồi họp với số lượng đông đảo, thường là trên 30 người. Loại bàn họp dài phổ biến hiện nay là bàn họp cho 30 người và 45 người. Tùy tình hình và số lượng trong công ty và phòng ban mà người mua có thể lựa chọn để phù hợp, tránh trường hợp lựa chọn không chính xác, chọn bàn quá ít chỗ ngồi và chọn bàn thừa chỗ ngồi, ảnh hưởng đến cuộc họp.
Chất liệu của bàn họp dài thường là nhựa hoặc gỗ. Với chất liệu nhựa, đặc điểm là bền, đẹp, đa dạng về màu sắc, chống được ẩm và mỗi mọt, nhưng lại kém sang trọng, có thể không phù hợp trong cuộc họp quan trọng. Với chất liệu gỗ thì đã khắc phục được nhược điểm của chất liệu nhựa, đẹp, sang trọng, tuy nhiên nó lại không bền, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt hay mối mọt, nó còn dễ trầy xước.
Với mỗi tính chất công việc, chúng ta nên chọn mẫu mã của bàn họp dài cũng cần sự chuyên nghiệp và tinh tế. Đặc điểm nổi bật của bàn họp dài là dễ dàng trong việc trao đổi tính chất công việc vì người dùng có thể quay mặt vào nhau.Cụ thể, văn phòng chuyên để ký kết hợp đồng hay đàm thoại với đối tác, chúng ta nên chọn một chiếc bàn họp dài hình chữ nhật, bởi chữ nhật là tượng trưng cho sự góc cạnh, từ đó cho thấy được quyền lực của chính công ty mình.
Giá thành của bàn họp dài làm bằng gỗ có phần nhỉnh hơn giá bàn làm bằng nhựa trên thị trường hiện nay. Thường thì bạn không thể chọn được một chiếc bàn họp dài với gỗ nguyên khối, do đó bắt buộc phải chọn gỗ công nghiệp. Gỗ ép công nghiệp thường rẻ, mềm hơn và dễ hỏng, đặc biệt vào thời tiết ẩm ướt rất dễ bị mốc và mối mọt. Bạn nên cân nhắc thật kỹ và chọn loại tốt nếu muốn dùng được lâu năm.
Bàn họp dài còn đa dạng về chất liệu, có chất liệu nhựa và gỗ công việc là chủ yếu. Tuy nhiên, mỗi loại chất liệu đều có ưu, nhược điểm riêng biệt, do đó bạn cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định xem sẽ lấy loại bàn nào, bao nhiêu chỗ ngồi, chất liệu gì, mặt bàn có diện tích bao nhiêu, hay cụ thể là hình dáng bàn như thế nào, màu sắc ra sao, có hợp phong thủy hay không,…