Nhân sau chuyến đi Thiền Viện Trúc Lâm, về đọc thêm một chút về giáo lý nhà Phật, tôi thấy rằng, giữa Seo và giáo lý nhà Phật cũng có một số điểm tương đồng.
Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Trúc Lâm là “cư trần lạc đạo”, “tức tâm tức Phật”. Quan niệm này đã có mặt từ thời vua Trần Thái Tông, khi nhà vua bỏ ngai vàng vào núi để tìm Đạo và được Quốc sư Viên Chứng thức tỉnh:
“Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó đích thị là Phật”.
Seo cũng như thế, trong giới làm Seo chúng ta phân ra Pro, “U” Pro và Newbie :D, thực ra điều này rất đơn giản, với người pro một chút thì với họ, qua bao trải nghiệm thực tiễn trận mạc, họ thấy rằng site tốt không cần phải “làm Seo” quá nhiều công sức, vì với họ seo mà như không seo, vì họ hiểu được Seo là sự tổng hợp hài hòa nhiều yếu tố như design, code, copywriting, marketing, customer insight, sales, PR…
Tư tưởng của Trúc Lâm là hành đạo giúp đời, đưa đạo đến đời, mọi giáo pháp đều xuất phát từ khuynh hướng “nhập thế”. Thực tại cuộc sống là một yếu tố cấu thành giáo pháp, dẫn đến việc hoằng dương Phật pháp trước tiên phải tôn trọng thực tế cuộc sống với đặc điểm dân tộc, làm cho dân tộc trường tồn.
Seo cũng như thế! Việc làm Seo tốt, chính là định hướng website phải hướng đến người dùng, hay nói ngắn gọn là ”tốt cho người dùng thì chắc chắn website sẽ tốt”. Mục tiêu của việc làm Seo là đưa khách visit đến website, sau đó chuyển dần sang khách hàng tiềm năng, rồi thành khách hàng. Do vậy, muốn làm Seo tốt, trước tiên, chúng ta phải biết lắng nghe, biết tôn trọng người dùng, chỉ có như thế website mới phát triển được bền vững, lâu dài, và có ROI cao.
Hiện nay có quá nhiều cách làm Seo, có quá nhiều thứ mà các bạn (nhất là các bạn mới vào ngành) mắc sai lầm. Với cách làm cứ cố sao nhồi nhét thật nhiều link, bằng tay, bằng tool, copy thật nhiều content rác, site trình bày thì rối mắt, không khoa học, flash màu mè và cầu kì hình ảnh, từ khóa nhồi nhét thật nhiều hết trên tiêu đề rồi lại trong bài viết… Với cách làm như thế, đâu phải tôn trọng người dùng, mà với một website, để người dùng quay lưng lại, thì đó là một thất bại.
Tuệ Trung Thượng sĩ thì nói:
” Khi mê không biết ta là Phật, khi ngộ thì ra Phật là ta”
Người làm Seo cũng vậy, đến khi bạn đạt một trình độ nào đó, bạn sẽ ”ngộ ra” là tại sao ”Seo mà như không Seo”, spam mà lại tốt cho người dùng, hợp lý với các Search Engine. Google ra 2 thuật toán Panda và Penguin, mục đích cũng là để hạn chế spam, Google hướng tới người dùng, còn chúng ta thì không? Nắm rõ được quan điểm này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách xây dựng liên kết, xây dựng nội dung và thẩm mĩ của website làm Seo.
No Comments Yet!
You can be first to leave a comment